Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Similar topics
    Latest topics
    » Bán Điện thoại
    Tây Sơn thượng đạo  EmptySun Sep 04, 2011 9:41 am by tuanak

    » TÌM CHỔ TRỌ QUẬN 4,7,8
    Tây Sơn thượng đạo  EmptyTue Aug 23, 2011 10:05 pm by 4380

    » Một trong những games văn phòng hay nhất tới giờ.
    Tây Sơn thượng đạo  EmptyFri Mar 18, 2011 2:50 pm by vokimthoa

    » ai học trường bán công năm hoc 2005-06 thì vào báo danh nha
    Tây Sơn thượng đạo  EmptyFri Feb 25, 2011 8:35 am by rubiak

    » Nói Khi Mình Còn Có Thể
    Tây Sơn thượng đạo  EmptyThu Feb 10, 2011 9:34 am by gianggiangonline

    » Beachhead bản đồ họa đẹp
    Tây Sơn thượng đạo  EmptySat Jan 29, 2011 10:20 am by pn.ttvh

    » bài thơ khổng thể đặt tên
    Tây Sơn thượng đạo  EmptyTue Nov 16, 2010 11:05 am by gianggiangonline

    » tuổi trẻ an khê gây quỹ từ việc làm có ích.
    Tây Sơn thượng đạo  EmptyFri Oct 22, 2010 8:13 pm by toannguyenak

    » Thác Khổng Lồ!!!!!!Một điểm để giã ngoại đầy lý thú
    Tây Sơn thượng đạo  EmptyFri Oct 22, 2010 5:50 pm by toannguyenak

    Dành Cho Quảng Cáo

    You are not connected. Please login or register

    Tây Sơn thượng đạo

    Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    1Tây Sơn thượng đạo  Empty Tây Sơn thượng đạo Sat Oct 02, 2010 11:10 pm

    Chiplibrary

    Chiplibrary
    Người Điều Hành
    Người Điều Hành


    Sử triều Nguyễn ghi: Năm 1771, "Nhạc thiết lập đồn trại ở đất Tây Sơn thượng đạo" (Đại Nam chính biên liệt truyện). Thời điểm đó đã đi vào lịch sử như năm mở đầu cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
    Tây Sơn thượng đạo là vùng cao nguyên An Khê. Đây là một cao nguyên bằng phẳng với độ cao trung bình 400 mét, có sông Ba chảy qua. Cao nguyên An Khê phía tây giáp với cao nguyên Kontum - Plâycu qua đèo Mang Giang và phía đông thông với vùng đồng bằng qua đèo Mang (đèo An Khê). Có thể coi vùng này như một bậc thang quan trọng giữa đồng bằng và Tây Nguyên. Vị trí và địa hình ấy tạo cho An Khê có một địa bàn chiến lược lợi hại trong tấn công cũng như phòng thủ.
    An Khê có đất đai phì nhiêu, có nhiều lâm thổ sản quý, có mỏ sắt, mỏ diêm tiêu, nhiều voi ngựa… Cư dân hầu hết là người Bana và một số nông dân miền xuôi lên khai hoang, buôn bán. Chính quyền chúa Nguyễn có lập trạm thuế cửa nguồn, nhưng nói chung thế lực yếu và không kiểm soát được bao nhiêu.
    Do những điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị trên, Tây Sơn thượng đạo nhanh chóng trở thành căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa. Ngay từ đầu, nhân dân An Khê gồm cả người Thượng và người Kinh đã nhất tề hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, góp người, góp sức, góp của xây dựng căn cứ. Đất An Khê còn là nơi tụ nghĩa những người nghèo khổ, những người bất bình, oán ghét chế độ chúa Nguyễn, những người mang nghĩa khí cứu dân giúp nước … tìm về đây tập hợp lực lượng, mưu đồ sự nghiệp lớn.
    Trên căn cứ Tây Sơn thượng đạo, hiện nay còn lưu lại một số di tích có giá trị phản ánh việc tổ chức căn cứ địa, những hoạt động của nghĩa quân và sự tham gia, ủng hộ của nhân dân.
    Tại thôn An Lũy, xã Phú An Cư tức ấp Tây Sơn Nhất lúc bấy giờ, còn di tích một đồn lũy. Đó là chỉ huy sở của nghĩa quân mà sử sách thường gọi là "chỗ khởi binh của Tây sơn" hay "trại Tây Sơn". Ngày nay phía trên đèo An Khê, còn di tích một khu vực đóng quân của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ với núi ông Bình (một tên khác của Nguyễn Huệ), núi ông Nhạc, chiến lũy và Gò Kho.
    Núi ông Bình cao 814 mét, là ngọn núi cao nhất trên đèo An Khê và là một điểm cao lợi hại, khống chế con đường giao thông huyết mạch qua đèo. Núi ông Nhạc thấp hơn và nằm chệch về phía tây nam của núi ông Bình.
    Gò Kho là một khu đất cao, tương đối bằng phẳng, rộng khoảng một mẫu, nay thuộc xóm Ké xã Song An. Gò kho nằm dưới chân núi ông Bình, ông Nhạc và phía trong chiến lũy. Tương truyền đó là kho binh lương của Tây Sơn.
    Về mặt quân sự, có thể coi cả khu di tích núi ông Bình, ông Nhạc và Gò Kho như một căn cứ quân sự quan trọng nhằm khống chế con đường độc đạo qua đèo An Khê, đề phòng và ngăn chặn những cuộc tiến công của quân Nguyễn từ đồng bằng lên và bảo vệ mặt đông của căn cứ.
    Tại xã Tú An có một cánh đồng rộng hàng chục hecta mang tên cánh đồng Cô Hầu. Tương truyền Cô Hầu là một cô gái Bana đã có công cung cấp voi, ngựa, lương thực… cho nghĩa quân và là vợ lẽ của Nguyễn Nhạc (vì vậy gọi là cô Hầu)… Chính cô gái Bana đó đã tổ chức khai phá lập ra cánh đồng cô Hầu làm cơ sở sản xuất nuôi quân.
    Ở phía nam huyện An Khê, vùng Bà Giang thuộc xã Bắc Giang, có một hồ thả cá xây bằng đá ong mang tên "hồ ông Nhạc". Gần đấy có một đập nước lớn gọi là "sa khổng lồ", nhân dân địa phương quen nói "sa khổng lồ, hồ ông Nhạc".
    Từ căn cứ Tây Sơn thượng đạo, nghĩa quân mở rộng hoạt động trên vùng Tây Nguyên rộng lớn. Thế lực nghĩa quân ngày càng mạnh, ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa này càng lan rộng. Sử triều Nguyễn phải ghi nhận "… đồ đảng ngày càng đông, đưa nhau đi cướp đánh các hương ấp, đến đâu cũng hò reo, hưởng ứng nhau. Thế Nhạc ngày càng hoành hành, quân địa phương không thể chống ngăn được." (Đại Nam chính biên liệt truyện).
    Năm 1773, từ đất "đứng chân" vững chắc ở miền núi rừng hiểm yếu, nghĩa quân bắt đầu đánh xuống vùng hạ đạo, phát triển xuống đồng bằng, mở ra một bước phát triển vượt bậc của cuộc khởi nghĩa.
    Trên con đường đổ qua đèo An Khê (không phải hoàn toàn như đường 19 hiện nay) còn lưu lại một số di tích và truyền thuyết về cuộc hành quân có ý nghĩa chiến lược của nghĩa quân Tây Sơn.
    Đó là Miếu Xá, nơi Nguyễn Nhạc chém rắn làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Đó là cây ké, cây cầy (cây kơ nia) với sự tích "cây ké phất cờ, cây cầy gióng trống", nơi nghĩa quân dừng chân mở hội thề trước khi bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù. Đó là Hóc Yến và núi Lãnh Lương, nơi Nguyễn Nhạc mở tiệc khao quân và phân phát lương thực cho nghĩa quân …
    Bằng lực lượng hùng hậu của mình, và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, nghĩa quân nhanh chóng giải phóng cả vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng căn cứ xuống vùng đồng bằng.
    Chỉ huy sở của nghĩa quân được chuyển về ấp Kiên Thành, nơi chôn nhau cắt rốn của các thủ lĩnh Tây Sơn. Đó là doanh trại của đệ nhất trại chủ Nguyễn Nhạc đóng ở làng Kiên Mỹ.
    Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tỏa xuống hoạt động khắp vùng đồng bằng Quy Nhơn. Dưới lá cờ đỏ tượng trưng cho ý chí chiến đấu và khẩu hiệu "lấy của nhà giầu chia cho người nghèo", nghĩa quân đi đến đâu đều được nông dân và các tầng lớp bị áp bức ở đó nổi dậy hưởng ứng.
    Chỉ trong vòng mấy tháng, nghĩa quân đã giải phóng toàn phủ Quy Nhơn, chiếm được phủ thành (lúc bấy giờ ở Châu Thành, xã Đập Đá, huyện An Nhơn). Thừa thắng, ngay trong năm 1773, nghĩa quân tiến ra giải phóng phủ Quảng Ngãi. Đó là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của cuộc khởi nghĩa. Từ đây, lực lượng chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị cắt làm đôi và hai phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi được giải phóng trở thành một căn cứ rộng lớn, một bàn đạp chiến lược trọng yếu đưa cuộc khởi nghĩa tiến lên những tầm cao mới, giành những thắng lợi mới.

    Nguồn: Ngọc Minh


    Tây Sơn Thượng Đạo.Tiếp theo
    Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Tây Sơn thuộc phủ Quy Nhơn, bao gồm cả phần đất phía Đông và phía Tây đèo An Khê - ranh giới hai tỉnh Gia Lai và Bình Định ngày nay. Ba anh em Tây Sơn đã lấy ngay nơi họ sinh trưởng là vùng Tây Sơn - An Khê làm căn cứ địa trong khoảng thời gian đầu của cuộc khởi nghĩa. Đèo An Khê thời đó gọi là đèo Mang, theo tiếng Ba Na có nghĩa là cổng hay cửạVùng đất bằng phẳng và thấp ở phía Đông đèo Mang được gọi là Tây Sơn Hạ đạo. Còn vùng đất phía Tây rộng lớn, hòa với rừng rậm, núi cao, rất hiểm trở được gọi là Tây Sơn Thượng Đạo. Ngày nay Tây Sơn Thượng Đạo bao gồm phần lớn diện tích ba huyện: An Khê, K'bang và Konchoro của tỉnh Gia Lai. Căn cứ Tây Sơn Thượng Đạo có một chiều khoảng 50km và chiều kia 35km. Đây là một địa điểm rất tốt cho việc bố trí doanh trại và luyện tập quân sự. Từ Quy Nhơn lên Tây Sơn Thượng Đạo chỉ có một đường duy nhất, vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, suốt từ năm 1771, là năm nghĩa quân Tây Sơn bắt đầu tụ họp cho đến năm 1773, là năm nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, quân đội Chúa Nguyễn chưa một lần nào dám tiến công vào căn cứ Tây Sơn Thượng Đạo.

    Tây Sơn Thượng Đạo là một vùng đất tương đối bằng phẳng, bốn phía đều có núi và rừng già, tạo nên bức tường thành thiên nhiên bền vững. án ngữ phía bắc là dãy Trường Sơn hùng vĩ. Xa hơn về hướng Kon Tum, giáp với xứ Quảng Nam là dãy núi Trụ Lĩnh trùng điệp, với đỉnh Ngọc Linh cao tới hơn 3.000m, được coi là "nóc nhà Tây Nguyên". Chiếm giữ vùng Tây Sơn Thượng Đạo, khi bị bao vây, nghĩa quân có thể phân tán vào rừng hoặc lúc cần thiết có thể vượt qua đèo Mang Giang (cổng trời) rút sâu vào Tây Nguyên. ở Tây Sơn Thượng Đạo, theo nhiều con đường xuyên sơn khác có thể đi ra các tỉnh phía bắc. Trong trận đánh đèo Hải Vân năm 1786, một bộ phận của nghĩa quân đã đi theo hướng này. ở phía nam, sông Ba và các con đường mòn dọc theo các sông, suối tạo thành nhiều đường giao thông thủy bộ, nối liền Tây Sơn Thượng Đạo với vựa lúa Phú Yên và các tỉnh phía nam. Chính "cái nôi" này, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, che chở cho nghĩa quân Tây Sơn trong những ngày còn trứng nước. Song yếu tố quan trọng có tính chất quyết định tới sự thành công của nghĩa quân chính là nhờ sự giúp đỡ của nhân dân, đặc biệt là sự giúp đỡ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như người Ba Na, người Gia Rai, người Xê Đăng... Đó là nguồn cung cấp nhân lực dồi dào cho phong trào.

    Hơn 200 năm đã qua, thời gian và chiến tranh ác liệt đã tàn phá vùng đất này, những dấu vết của Tây Sơn Thượng Đạo vẫn còn đó. Du khách đến An Khê vẫn có thể thấy được những dấu thành lũy xưa ở thôn An Lũy.

    Theo hai cụ Huỳnh Ngọc Chương và Bùi Meo, mà tổ tiên đã lập nghiệp tại An Khê đến nay được sáu đời, thì ở An Khê có tới 13 di tích về phong trào Tây Sơn. Hiện nay ở thôn An Lũy, nhân dân vẫn tiến hành tế lễ Tây Sơn Tam Kiệt ở hai nơi là "An Khê đình" và "An Khê trường" vào ngày 9 và 10 tháng 2 âm lịch hằng năm, ngày vua Quang Trung, sau khi đại thắng quân Thanh, cho người chạy ngựa trạm về báo tin cho dân làng và truyền mở hội hát múa mừng chiến thắng. Cũng theo cụ Chương, có lẽ "An Khê trường" là dấu tích của trường sở thu thuế xưa. Cách về phía tây khoảng 300m, có một bãi đất cao mang tục danh "Gò chợ". Chọn ở vị trí này để đóng chỉ huy sở quả là không có nơi nào hơn.

    Sau lưng là cánh đồng, phía trước là con suối rộng. Đứng ở đây có thể bao quát hết mọi nơi trong thung lũng. Phía trái bờ suối là nơi mà xưa kia nghĩa quân luyện tập. Ngọn núi Mò O trước mặt là nơi dựng chòi canh. Những lùm tre còn sót lại chính là vành lũy cũ.

    Mặc dù đã bị bào mòn theo năm tháng, nhưng dấu vết thành đất ở thôn An Lũy còn khá rõ nét. Đó là một hình 7 cạnh, gần giống như được chắp bằng 1 hình chữ nhật với 1 hình thang nhỏ, chu vi thành khoảng 1.938m. Cắt ngang một đoạn tương đối nguyên vẹn, thấy lũy được tạo bởi hai lớp tường đất dày, khoảng trên dưới 3m mỗi lớp. Chen giữa hai lớp đất là một đường hào để binh sĩ vận động. Trên mặt thành có tre gai ken dày. Các di tích của căn cứ địa Tây Sơn Thượng Đạo vẫn còn một khu vườn cam ở xã Vĩnh Kim, phía Đông huyện An Khê, rộng 9-10 ha, còn khá nhiều cây cam cổ thụ có gốc to người ôm không hết. Cánh đồng lúa Cô Hầu ở xã Tú An , huyện An Khê, khá bằng phẳng, rộng hàng chục héc-ta, do vợ lẽ của Nguyễn Nhạc, con một tộc trưởng người Ba Na chỉ huy nghĩa quân khai phá để sản xuất lương thực. Giữa cánh đồng có hòn Mộ Điểu, chim về rất đông. Nghĩa quân dùng hòn này để làm vọng gác canh giữ kẻ địch xâm nhập, trông coi thú dữ phá hoại mùa màng. Sau này khi Nguyễn Nhạc lên ngôi, hòn Mộ Điểu được đổi tên thành hòn Hoàng Đế. Ở chân đèo An Khê còn có hòn Yến, hòn Lãnh Lương làm nơi phát lương và khao quân cho nghĩa quân mỗi khi xuất trận.

    Hiện nay vẫn còn 13 di tích ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo là di tích lịch sử và văn hóa được công nhận.

    Nguồn:Xưa và nay

    http://tuoitreankhe.tk

    Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết