Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Latest topics
» Bán Điện thoại
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptySun Sep 04, 2011 9:41 am by tuanak

» TÌM CHỔ TRỌ QUẬN 4,7,8
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptyTue Aug 23, 2011 10:05 pm by 4380

» Một trong những games văn phòng hay nhất tới giờ.
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptyFri Mar 18, 2011 2:50 pm by vokimthoa

» ai học trường bán công năm hoc 2005-06 thì vào báo danh nha
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptyFri Feb 25, 2011 8:35 am by rubiak

» Nói Khi Mình Còn Có Thể
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptyThu Feb 10, 2011 9:34 am by gianggiangonline

» Beachhead bản đồ họa đẹp
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptySat Jan 29, 2011 10:20 am by pn.ttvh

» bài thơ khổng thể đặt tên
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptyTue Nov 16, 2010 11:05 am by gianggiangonline

» tuổi trẻ an khê gây quỹ từ việc làm có ích.
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptyFri Oct 22, 2010 8:13 pm by toannguyenak

» Thác Khổng Lồ!!!!!!Một điểm để giã ngoại đầy lý thú
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn EmptyFri Oct 22, 2010 5:50 pm by toannguyenak

Dành Cho Quảng Cáo

You are not connected. Please login or register

An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

minhminh

minhminh
Member
Member

Ấp Tây Sơn nhất xưa kia, nay là phường Tây Sơn, thị xã An Khê, Gia Lai, là một trong hai ấp người Việt (Kinh) hình thành sớm nhất ở An Khê - vùng Tây Sơn Thượng đạo, căn cứ địa đầu tiên của phong trào nông dân Tây Sơn .

Theo tài liệu hiện có và các bô lão thuộc các họ tộc được khẳng định là “tiền hiền” ở An Luỹ (tức ấp Tây Sơn nhất), An Khê đình được xây dựng từ rất lâu đời, toạ lạc trên mảnh đất vốn là nơi đặt sở chỉ huy, cạnh luỹ An Bảo - trung tâm đồn trại của nghĩa quân Tây Sơn. Nguyên thuỷ, đình được làm bằng tranh, tre, vách đất. Sau một lần đình bị cháy, nhân dân địa phương dựng lại đình trên nền đất cũ. Qua thời gian, An Khê đình đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo để diện mạo đình như ngày nay .
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn Images98714_a10 An Khê Đình

An Khê đình có mặt nền hình chữ nhật, lợp ngói âm - dương, cột kèo, xiêng trính được dựng bằng gỗ quý. Dáng các vì kèo mô phỏng mình, đầu rồng khá mềm mại nhưng vững chãi. Bên trong có 09 bàn thờ, phân biệt rõ ràng phần Tiền đường và Hậu tẩm. Điểm đặc biệt của An Khê đình so với các ngôi đình khác ở chỗ, phía trước sân đình, bên tay phải (theo hướng đình) có 03 am thờ thẳng hàng theo hướng Bắc - Nam. Các am này có lối kiến trúc đơn giản, nhưng hoà quyện cả hai phong cách kiến trúc truyền thống của người Kinh và người Bahnar. Phần trụ mang dáng dấp nhà sàn BahNar, phần am (vách, mái) mang hình ảnh thu nhỏ ngôi nhà có chái của người Kinh. Các am biểu thị sự hoà quyện bền vững tinh thần đoàn kết dân tộc vốn có từ lâu đời, nhất là sự đoàn kết, gắn bó dân tộc ấy xuất hiện khá rõ nét trong phong trào nông dân Tây Sơn ở thế kỷ XVIII. Trong tâm thức, ý niệm sâu xa của nhân dân địa phương đây là nơi tưởng nhớ, ngưỡng vọng Tam kiệt nhà Tây Sơn vốn đã nếm mật, nằm gai ở mảnh đất này, trong buổi đầu tụ nghĩa. Bóng dáng của khu rừng nguyên sinh vẫn còn hiện hữu ở không gian An Khê Đình với gốc Đa hàng mấy trăm năm tuổi, những cây Ké, cây Muồng, Bằng Lăng trắng ... quanh năm toả bóng mát, tạo không gian ngôi đình uy nghiêm, trầm mặc và linh thiêng hơn .
An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn Images98706_a6 cổng vào An Khê trường

An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn Images98704_a5Bia di tích An khê Trường

An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn Images98702_a4 Ngôi đền nằm trong khu An Khê Trường

An Khê trường cách An Khê đình hơn 350m về hướng Tây, xây dựng sau An Khê đình. Theo các bô lão trong vùng, An Khê trường xây dựng nhằm tạo ra không gian rộng lớn hơn nhằm tổ chức các hoạt động lễ - hội. An Khê Trường xây dựng ngay trên mảnh đất vốn xưa kia là trường sở giao dịch, cạnh gò chợ - nơi có tên nguồn “Phương Kiệu” là một trạm thu thuế ở mạn ngược thời Chúa Nguyễn, đồng thời là nơi liên lạc, hội họp của nghĩa quân Tây Sơn trong buổi đầu cuộc hội binh, khởi nghĩa. An Khê Trường phía trước có cổng tam quan, trụ kính thiêng mình rồng, có bình phong rồi đến đền thờ, nhà Tiền nhơn, nhà hội họp, hồ nước.

Hàng năm vào ngày mồng 09 và mồng 10 tháng hai âm lịch, nhân dân địa phương long trọng tổ chức lễ hội. Trước khi cúng tế, theo truyền thống lễ tế Thần được tổ chức trước một hôm tại An Khê đình, hôm sau rước sắc, nghinh Thần và Tam kiệt Tây Sơn về An Khê trường cúng tế mở tiệc, vui hội dân gian .

Trong lịch sử, lễ - hội ở An Khê đình và An Khê trường không chỉ nhân dân An Luỹ (ấp Tây Sơn nhất) mà cả nhân dân Cửu An (ấp Tây Sơn nhì) và các vùng khác như Vạn An Tân, Song An, Tân Phong, Tân Tụ, Tân Hội...cùng đồng bào BahNar vùng Ya Hội, Yang Bắc và làng Dechơgang cùng về dự lễ hội. Người kinh các Vạn đến góp sản vật, tiền bạc. Người BahNar mang đến lâm thổ sản, mật, sáp ong, rượu cần, cồng chiêng. Lễ hội là dịp bày tỏ tinh thần đoàn kết dân tộc miền ngược, miền xuôi, là sự giao thoa văn hoá sắc tộc. Phần hội có hát bộ, hát hò đối đáp, có hát cầu huê, có trò chơi dân gian, chơi bài chòi của người Kinh, có cồng chiêng, múa Soang của người BahNar .

Tương truyền rằng, sau trận Ngọc Hồi - Đống Đa, mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cỏi, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã cho quân về đất căn cứ xưa mở lễ hội mừng chiến thắng cho nhân dân trong vùng. Lễ hội Tây Sơn này vừa thể hiện lòng tri ân đất trời, các vị Thần linh, Thành Hoàng bản xứ đã phù trợ chính nghĩa của anh em nhà Tây Sơn, vừa khao dân của vùng đất đã ủng hộ nhân tài, vật lực cho buổi đầu dựng cờ, tụ nghĩa.

Khi vương triều Tây Sơn suy vong, nhà Nguyễn thiết lập, với chính sách trả thù thâm độc, “đào tận gốc, tróc tận rễ” những ảnh hưởng của nhà Tây Sơn trong dân chúng. Do vậy lễ hội Tây Sơn trước đó đã được nhân dân địa phương nguỵ trang dưới danh nghĩa lễ hội “Khai Sơn”, mở ra chu kỳ mới của công việc làm ăn vùng núi rừng Tây Sơn Thượng .

Ba am thờ ở trước An Khê đình xưa, nay vẫn còn đó, mặc dù cách giải thích có chệch đi như: Am thờ ông Hổ, nhị vị công tử, Thành Hoàng hoặc Thánh mẫu Thiên - Y- aNa, nhưng trong tâm thức bao đời qua của nhân dân An Luỹ (ấp Tây Sơn nhất xưa) nói riêng, vùng thượng đạo nói chung vẫn giữ vững tấm lòng trước hết với các vị thần linh, các bậc tiền hiền đã có công khai sơn lập ấp và biểu thị lòng thành kính tưởng niệm anh em nhà Tây Sơn - thủ lĩnh phong trào nông dân Tây Sơn đã dựng nghiệp trên mảnh đất này.

An Khê đình và An Khê trường – những di tích sống mãi trong lòng nhân dân về sự nghiệp của nhà Tây Sơn Images98716_a11 Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo

Toàn bộ khuôn viên An Khê đình và An Khê trường ngày nay nằm trong khu quy hoạch Bảo Tảng Tây Sơn Thượng Đạo ở thị xã An Khê, Gia Lai. Các công trình này đã được trùng tu, tôn tạo nguyên bản và vững chắc hơn xưa. Ngoài lễ hội khai sơn, tế Thần, tưởng niệm Tam kiệt Tây Sơn vào hai ngày mồng 09 và mồng10 tháng hai âm lịch như lễ hội Tây Sơn truyền thống xa xưa, liên tục những thập niên qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Khê còn tổ chức lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa vào ngày mồng 04 tết Nguyên Đán, trước một ngày so với Bảo tàng Quang Trung Bình Định, và mới đây, nhân dân An Khê còn tổ chức tưởng niệm ngày mất của Hoàng đế Quang Trung tại An Khê trường. Trong tương lai Bảo Tàng Tây Sơn Thượng Đạo sẽ mở rộng qui mô tổ chức các hoạt động nói trên ra cả vùng thượng đạo, bao gồm các huyện lân cận như KBang, Kôngchro, ĐakPơ những địa bàn còn đó những di tích lịch sử phong trào nông dân Tây Sơn ở thế kỷ XVIII như: Sa khổng lồ, hồ Bok Nhạc (Huyện KôngChro); Ghế đá thiêng của Bok Nhạc (Huyện ĐakPơ); cánh đồng Cô Hầu, hòn Mộ Điểu, vườn cam của bà Ya Đố - vợ lẽ của Nguyễn Nhạc vốn là con của một tù trưởng người BahNar (Huyện KBang). Bảo tàng Tây Sơn thượng đạo xây dựng phương án với định kỳ 5 năm phục dựng lại hội giao thương giữa nhân dân vùng thượng đạo và hạ đạo; tái hiện hào luỹ, đồn trại Tây Sơn và nghĩa quân Tây Sơn tập trận, xuất quân.v.v... để khu di tích An Khê đình và An Khê trường sống mãi trong lòng nhân dân vùng thượng đạo với sự nghiệp hào hùng của nhà Tây Sơn trên mảnh đất này.



Bài: Lê Khắc Thiện

Ảnh : báo Bình Định

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết